Nguyên nhân bé còi xương thường xảy ra do thiếu các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, rối loạn các chuyển hóa các chất, rối loạn tiêu hóa. Còi xương kéo dài có thể khiến cho trẻ mềm xương, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.


Lý do khiến bé còi xương?

Có nhiều nguyên nhân bé còi xương chính có thể kể đến do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitamin D. Thiếu nắng mặt trời thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.

Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.

Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai , người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi.

Biện pháp phòng ngừa bé còi xương

Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ.

Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học, với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và trong các bữa ăn phải đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Đặc biệt một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ cho bé còi xương, có chứa các dưỡng chất như Canxi dạng nano, Vitamin D3, MK7 giúp phát triển xương và là cách tăng chiều cao tốt hơn.

Bài viết hữu ích :

9 thủ thuật giúp tăng chiều cao nhanh nhất trong 1 tháng

bài tập tăng chiều cao "thần kỳ"

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 
Cách tăng chiều cao, Phương pháp tăng chiều cao nhanh hiệu quả © 2014. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top